Phương pháp định giá tài sản trí tuệ?
Tài sản trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp và trong nhiều trường hợp nó có giá trị rất lớn, thậm chí lớn hơn nhiều lần giá trị tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Do đó, định giá tài sản trí tuệ là việc làm hết sức quan trọng, giúp doanh nghiệp biết được giá trị tài sản trí tuệ của mình, từ đó có những quyết sách, chiến lược kinh doanh phù hợp.
1. Tài sản trí tuệ là gì?
Tài sản trí tuệ là những sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo thông qua các hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là một loại tài sản vô hình, không xác định được bởi đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn vì có khả năng sinh ra lợi nhuận
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019 thì Tài sản trí tuệ bao gồm:
- Quyền tác giả, quyền liên quan
- Sở hữu công nghiệp
- Sở hữu giống cây trồng
2. Định giá tài sản thuộc sở hữu trí tuệ
Tài sản trí tuệ đã nổi lên như một nhân tố quan trọng trong chiến lược của doanh nghiệp vào những năm 1990. Một lý do khiến nền kinh tế mới gọi là nển kinh tế vô hình là các phương pháp kế toán cũ gặp khó khăn trong việc theo dõi loại tài sản này. Đáp ứng tình hình đó, pháp luật điều chỉnh vấn để này đã được dự thảo ở nhiều nưóc ở Hoa Kỳ, Luật Điều hoà ngân sách năm 1995 đã đưa ra định nghĩa về một số nhóm tài sản vô hình (ví dụ uy tín, giá trị do hoạt động thành đạt, danh sách khách hàng, bằng độc quyển sáng chế, công thức, quy trình, kiểu dáng, mẫu mã, bí quyết và li-xăng) và cho phép các doanh nghiệp khấu hao chi chí cho các tài sản đó.
Việc thiếu các tiêu chuẩn kế toán đáng tin cậy và được chấp nhận rộng rãi đối vói các tài sản vô hình đã dẫn đến những khác biệt giữa việc định giá theo sổ sách của các công ty và tài sản trên thị trường của họ. Ví dụ, một cuộc rà soát sổ sách kế toán của 350 công ty lớn nhất nước Anh, vói tổng số vốn kết hợp chuyển đổi trên thị trường là 2.167 tỷ USD, đã cho thấy tổng tài sản trên bảng cân đối đạt 603 tỷ USD và tài sản vô hình chỉ đạt 38,9 tỷ USD trong đó. Kết quà trên cho thấy một khoảng trống không thể giải thích giữa chuyển đổi trên thị trương và tài sản trên sổ sách kế toán vói giá trị khoáng 1.500 tỷ USD hoặc 72%. Vì lý do tương tự, song song với sự phát triển của luật pháp quốc gia, cũng đã có những nỗ lực phối hợp của khu vực. Ví dụ, từ khi được thành lập vào năm 1977, Hiệp hội Kế toán châu Âu đã cố gắng liên kết giới nghiên cứu và học giã kế toán trên toàn châu Ầu. Sáng kiến này đang xử lý vấn đề thể hiện và định giá gắn với tài sản vô hình.
Trên bình diện quốc tế, Uỷ ban tiêu chuẩn kê’ toán quốc tế (IASC), một tổ chức tư nhân độc lập, cũng làm việcnhững tiêu chuẩn kế toán có thể được quốc tế chấp nhận. IASC công bố các tiêu chuẩn của mình trong một loạt các tuyên bố chính thức mang tên Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế (IAS). Năm 1998, IASC đã công bố IAS 38, một tiêu chuẩn đối vơi tài sản vô hình đã được xem xét lại. Tiêu chuẩn này áp dụng cho những chi phí quảng cáo, đào tạo, khởi động và hoạt động R&D. Một trong những hình trong tuyên bố tài chính nếu đó là một tài sản có thể nhận dạng đặc điểm chính của IAS là yêu cầu chỉ nên thừa nhận một tài sản vô được, được kiểm soát và có thể phân biệt rõ ràng với uy tín của một doanh nghiệp. Tài sản vô hình nên được khấu hao trong khoảng thời gian ước lượng sát nhất vói thòi gian tồn tại của một doanh nghiệp. Việc công khai tài sản vô hình được thừa nhộn trong báo cáo tài chính và vận động của mệnh giá tài sản đó (giá trị theo sổ sách) trong năm.
Đối với sự nhạy bén của một sô’ kế toán viên và cơ quan chính phủ, nhiều doanh nghiệp đã rất chậm trễ trong việc áp dụng cách quản lý SHTT ở tầm chiến lược. Đó có lẽ là do thực tế ở nhiều nưóc sự thừa nhận SHTT như là một phẩn trách nhiệm tự nhiên của quàn lý vẫn còn chưa bao gồm việc thực hành đánh giá loại giá trị này. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cẩu về công khai tài sản, cần phải có các phương pháp đánh giá có hiệu quả về giá trị của tài sân vô hình, trong đó có SHTT. Các chuyên gia hiện chưa tìm ra được một giãi pháp hữu hiệu có khả năng thỏa mãi đầy đủ cho các doanh nghiệp khác nhau và đây cũng có thể là một lý do khác cản trở nhiều doanh nghiệp định giá SHTT một cách có hệ thống.
3. Phương pháp định giá
Các phương pháp đã được phát triển cho đến nay để định giá SHTT hoặc là phương pháp mang tính số lượng hoặc là phương pháp mang tính chất lượng. Các phương pháp chất lượng đưa ra điểm số xếp hạng khác nhau dựa trên một số tiêu chuẩn đánh giá. Các phương pháp số lượng đưa ra con số thực tế về giá trị. Các phương pháp định giá có thể được chia thành ba nhóm sau đây:
a. Tiếp cận theo chi phí
Các chi phí để đạt được SHTT từ nguồn bên ngoài hoặc chi phí để tự tạo ra tài sản thuộc SHTT được biểu thị. Phương pháp này đo lường lợi nhuận tương lai thông qua việc định lượng số tiền lẽ ra phải chi để thay thế khả năng cung ứng dịch vụ trong tương lai của tài sân. Giá trị này tuỳ thuộc vào việc khấu hao và sự giâm giá.
b. Tiếp cận theo thu nhập
Cách tiếp cận theo thu nhập tập trung vào việc xem xét khả năng sinh lợi của tài sản. Lý thuyết cơ bản là giá trị của tài sản có thể đo được bằng giá trị hiện thời của lợi nhuận kinh tế ròng vói giã định ràng SHTT có thể tạo ra thu nhập. Cách tiếp cận này được thừa nhận rộng rãi là đáng tin cậy nhất cho việc định giá SHTT.
c. Tiếp cận theo thị trường
Tiếp cận theo thị trường là kỹ thuật định giá trực tiếp nhất và dễ hiểu nhất. Phương pháp này đo giá trị hiện tại của lợi nhuận tương lai bàng cách đạt được một sự đồng thuận về giá trị mà những người khác trên thị trường đã nhận định. Có hai yêu cầu đặt ra: tồn tại một thị trường tích cực và công khai và có sự trao đổi tài sản tương đương.
Cho tới gần đây, các điều kiện này vẫn được xem là khó có thể được đáp ứng. Tuy nhiên, thị trường mổi xuất hiện về trao đổi bằng độc quyền sáng chế trên mạng có thế thay đổi bức tranh này, như sẽ được mô tã trong mục tiếp theo.
Trên đây là các phương pháp định giá tài sản thuộc sở hữu trí tuệ. Để được tư vấn cụ thể xin vui lòng liên hệ thông tin sau.