Nhà đầu tư góp vốn mua cổ phần vào tổ chức kinh tế
Hiện nay, khi đầu tư vào Việt Nam, các Nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. Với hình thức này, nhà đầu tư không phải thành lập tổ chức kinh tế cũng không tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Có thể hiểu đơn giản đây là hình thức mà nhà đầu tư góp vốn vào tổ chức kinh tế nhằm mục đích lợi nhuận.
Vậy khi Nhà đầu tư góp vốn mua cổ phần vào tổ chức kinh tế cần chuẩn bị những gì? Legaltech sẽ giúp Quý khách hàng trả lời những câu hỏi trên.
Tiêu chí |
|
Điều kiện |
- Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
- Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;
- Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.
|
Hình thức |
- Nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo 03 hình thức sau đây:
- Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
- Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
- Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
- Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo 04 hình thức sau đây:
- Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
- Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
- Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
|
Hồ sơ cần chuẩn bị |
- Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
- Văn bản thỏa thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nhận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
- Văn bản ủy quyền (nếu có)
- Giấy tờ giới thiệu người đi thực hiện thủ tục
|
Thủ tục |
Trong trường hợp Nhà đầu tư ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính thì người làm thủ tục nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác và các giấy tờ sau:
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa Nhà đầu tư và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc
- Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ thì tiếp nhận hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ cho Nhà đầu tư; nếu thành phần hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyên viên tiếp nhận/hướng dẫn giải thích để nhà đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Thẩm định và phê duyệt hồ sơ
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài và thông báo cho nhà đầu tư để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
- Bước 4: Nhà đầu tư căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy tiếp nhận hồ sơ đến
|
Thời hạn giải quyết |
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
|
Lệ phí |
|
Cơ sở pháp lý: