Căn cứ pháp lý:
Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2022;
Nhằm nội luật hóa các quy định của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và bắt kịp xu hướng toàn cầu về nhãn hiệu âm thanh, Việt Nam lần đầu tiên công nhận bảo hộ nhãn hiệu âm thanh khi đưa quy định này vào Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2022.
Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2022, nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Như vậy, có thể thấy, nhãn hiệu âm thanh là loại nhãn hiệu sử dụng âm thanh làm điểm đặc trưng giúp người tiêu dùng phân biệt các loại hàng hóa, dịch vụ đến từ các chủ thể khác nhau.
Ngoài ra, mẫu nhãn hiệu là âm thanh đính kèm trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải là tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh đó theo quy định tại khoản 2 Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2022.
Vừa qua Chính phủ vừa ban hành Nghị định 65/2023/NĐ-CP có quy định mới về mẫu Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, trong đó có bổ sung “Nhãn hiệu âm thanh” là một trong các loại nhãn hiệu yêu cầu đăng ký để phù hợp với quy định của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2022.
LegalTech
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ: