CÁCH TRA CỨU NHÃN HIỆU CÓ BỊ TRÙNG HAY KHÔNG?

tra cứu nhãn hiệu

CÁCH TRA CỨU NHÃN HIỆU CÓ BỊ TRÙNG HAY KHÔNG?

Khi kinh doanh, ngoài việc tạo ra 01 chiến lược kinh doanh, sản phẩm kinh doanh, công tác thực hiện sản xuất sản phẩm, đưa sản phẩm ra thị trường…. thì việc đầu tiên cần làm là phải có 01 nhãn hiệu cụ thể cho loại hàng hóa mình sản xuất. Vì để phân biệt được sản phẩm của các công ty khác nhau, người ta cần đến các dấu hiệu đặc biệt trên sản phẩm – đó là nhãn hiệu. Mỗi công ty thiết kế nhãn riêng để sử dụng trên các sản phẩm nhằm giúp khách hàng nhận biết sản phẩm đó là của công ty mình.

Ví dụ “Thương hiệu” Pepsi có “nhãn hiệu” như Lay’s Potato Chips, Lipton Teas, Quaker Oats,… hoặc “thương hiệu” Honda, Yamaha, Suzuki thì những “nhãn hiệu” của các thương hiệu dành cho xe moto hai bánh trên là Dream, Wave, Future, Exciter, Raider,…

Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp muốn đăng ký 01 nhãn hiệu cho riêng mình thì bước đầu tiên là phải kiểm tra xem nhãn hiệu đó có bị trùng hay không? Nếu trùng thì buộc doanh nghiệp đó phải tìm 01 nhãn hiệu khác để có thể đăng ký nhầm bảo vệ nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp mình sản xuất.

1. Lý do cần tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký

(i) Đảm bảo nhãn hiệu không bị trùng

Việc tra cứu nhãn hiệu sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký biết xem nhãn hiệu mình đang đăng ký có “bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn” nhãn hiệu khác hay không để có giải pháp hợp lý, lựa chọn, tìm kiếm, tạo dựng 01 nhãn hiệu khác cho sản phẩm của mình.

(ii) Tránh mất thời gian, chi phí

Khi đăng ký nhãn hiệu, chúng ta cần có hồ sơ và nộp cho Cục Sở Hữu Trí Tuệ để được xem xét duyệt. Để thực hiện việc này, chúng ta cần đóng 01 khoản phí và chờ đợi kết quả. Nếu không thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu có bị trùng hay tương tự với nhãn hiệu khác hay không sẽ dẫn đến việc bị từ chối hồ sơ, mất chi phi và thời gian để nộp hồ sơ mới. Vì vậy, việc tra cứu nhãn hiệu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu khác hay không là 01 hành động cực kỳ quan trọng cần phải lưu ý.

(iii) Kiểm tra tính chính xác

Sau khi đã đăng ký, việc tra cứu sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp có thể kiểm tra thông tin trong Giấy chứng nhận nhãn hiệu đã được cấp có chính xác với dữ liệu trong hệ thống thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ hay chưa; nếu có phát sinh sai sót thì kịp thời chỉnh sửa lại.

2. Cách tra cứu nhãn hiệu trực tuyến

Việc tra cứu nhãn hiệu nộp đơn tại Việt Nam có thể thực hiện qua thư viện số về sở hữu công nghiệp trên nền tảng WIPO Publish.

Thư viện số về sở hữu công nghiệp trên nền tảng WIPO Publish là công cụ tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới hỗ trợ và phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ xây dựng. Sau đây là hướng dẫn tra cứu:

Tra cứu nhãn hiệu

– Chọn vào mục “Nhãn hiệu” gốc trên, phải màn hình.

Bước 2: Điền thông tin để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu

tra cứu nhãn hiệu

Theo chế độ mặc định, người dùng có 4 trường để nhập từ khóa tra cứu là “Số đơn”, “Nhãn hiệu”, “Chủ đơn”, “Phân loại Nice”.

Người dùng có thể lựa chọn để bổ sung thêm các trường tra cứu ở bên lề bên trái, bằng cách tích vào biểu tượng ô vuông, ngay sau khi tích vào ô vuông thì trường tương ứng xuất hiện trên màn hình tra cứu.

Sau đó, ấn tra cứu để hiển thị kết quả.

Trên đây là cách tra cứu nhãn hiệu có bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác hay không. 01 công việc quan trọng cần phải thực hiện để tiết kiệm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ thông tin sau.

LegalTech - Luôn vì bạn

Liên hệ – LegalTech

Phone: 0936 554 127

Email: info@legaltech.vn