Căn cứ pháp lý:
1. Quyền chuyển nhượng căn hộ
Theo khoản 2 Điều 123 Luật Nhà ở 2014 quy định, khi bên mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó và có nhu cầu thì được chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở.
Căn cứ Điều 32 Thông tư 19/2016/TT-BXD, khi chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vẫn có quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở cho tổ chức, cá nhân khác.
Từ những quy định trên, có thể thấy, khi chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử hữu đối với căn hộ thì tổ chức, cá nhân đó vẫn có quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở đó cho tổ chức, cá nhân khác thông qua văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở.
2. Quy trình chuyển nhượng
Để thực hiện việc chuyển nhượng nói trên, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Các bên lập, ký kết và công chứng văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
Lưu ý: việc công chứng sẽ không bắt buộc trong trường hợp bên chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản.
Bước 2: Nộp thuế, phí cho việc chuyển nhượng
- Nếu bên chuyển nhượng là cá nhân, thuế thu nhập cá nhân phải đóng bằng 02% trên giá chuyển nhượng.
- Nếu bên chuyển nhượng là doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 20% trên giá chuyển nhượng.
Bước 3: Bên nhận chuyển nhượng nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng là chủ sở hữu mới.
Thời gian chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở là 05 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ.
Bước 4: Bên nhận chuyển nhượng nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc có thể chuyển nhượng lại cho bên khác thông qua văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ.
LegalTech
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ: