Một vài năm trở lại đây, cùng với Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), chuyển đổi số (Digital transformation) là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất từ trên mạng cho đến thông tin trên sách. Đặc biệt trong đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới, các doanh nghiệp đã chú trọng hơn về chuyển đổi số vì chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp có sức chống chịu tốt hơn và sống sót, phát triển trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tồi tệ này. Thế nên, chuyển đổi số có thể được xem là xu hướng cho các doanh nghiệp hiện nay.
Vậy, chuyển đổi số là gì? Giải pháp nào để doanh nghiệp phát triển trong cách mạng số?
1. Chuyển đổi số là gì?
Hiện nay, chưa có định nghĩa chính xác cho thuật ngữ chuyển đổi số, bởi vì đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trên mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có quy trình áp dụng khác nhau. Hiểu đơn giản, chuyển đổi số doanh nghiệp là việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số vào các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, từ đó tận dụng lợi thế của công nghệ để tác động thay đổi mô hình kinh doanh, cách thức vận hành doanh nghiệp nhằm mang đến giá trị tốt hơn cho doanh nghiệp, thích ứng với xu hướng phát triên của công nghệ trên toàn thế giới.
Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt Đề án xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số. Theo đó, mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp được chia làm 6 cấp độ như sau:
- Mức 0 – Chưa chuyển đổi số: Doanh nghiệp hầu như chưa có hoạt động nào hoặc có nhưng không đáng kể các hoạt động chuyển đổi số;
- Mức 1 – Khởi động: Doanh nghiệp đã có một số hoạt động ở mức độ khởi động việc chuyển đổi số của doanh nghiệp;
- Mức 2 – Bắt đầu: Doanh nghiệp đã nhận thức được sự quan trọng của chuyển đổi số theo các trụ cột và bắt đầu có các hoạt động chuyển đổi số doanh nghiệp trong từng trụ cột của chuyển đổi số. Chuyển đổi số bắt đầu đem lại lợi ích trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng;
- Mức 3 – Hình thành: Việc chuyển đổi số doanh nghiệp đã cơ bản được hình thành theo các trụ cột ở các bộ phận, đem lại lợi ích và hiệu quả thiết thực cho các hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng. Doanh nghiệp đạt chuyển đổi số mức 3 là bắt đầu hình thành doanh nghiệp số;
- Mức 4 – Nâng cao: Chuyển đổi số của doanh nghiệp được nâng cao một bước. Nền tảng số, công nghệ số, dữ liệu số giúp tối ưu nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng. Doanh nghiệp đạt chuyển đổi số mức 4 cơ bản trở thành doanh nghiệp số với một số mô thức kinh doanh chính dựa trên nền tảng số và dữ liệu số;
- Mức 5 – Dẫn dắt: Chuyển đổi số doanh nghiệp đạt mức độ tiệm cận hoàn thiện, doanh nghiệp thực sự trở thành doanh nghiệp số với hầu hết phương thức kinh doanh, mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên và được dẫn dắt bởi nền tảng số và dữ liệu số. Doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt chuyển đổi số, tạo lập hệ sinh thái doanh nghiệp số vệ tinh.
Dựa vào đây, các doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch để chuyển số hóa doanh nghiệp của mình.
2.Vì sao cần chuyển đổi số?
Sự tất yếu của nền kinh tế: Với bối cảnh phát triển chung của nền kinh tế và diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Dễ dàng nhận thấy sự tác động của công nghệ lên mọi mặt của đời sống con người từ hoạt đồng bằng bút và số đã chuyển sang hoạt động sử dụng máy tính, mạng Internet và các công nghệ khác. Cùng với đó, ảnh hưởng của dịch bệnh đã tác động đến mô hình kinh doanh truyền thống. Điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi số để phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế là sự vận hành qua mạng, trên không gian ảo.
3. Thực trạng chuyển đổi số của Doanh nghiệp Việt Nam
Năm 2021: Đa phần doanh nghiệp đều ứng dụng các phần mềm, giải pháp hoạt động quản lý đa kênh, bán hàng online, quản trị kênh phân phối. Cụ thể:
- Khoảng 100.000 cửa hàng tại Việt Nam đang sử dụng phần mềm KiotViet cho hoạt động bán hàng và quản lý các kênh bán hàng, con số cũng tương tự với Sapo cũng như các phần mềm hỗ trợ khác như Harvan, Nhanh .v.v.v
- Hàng trăm nghìn doanh nghiệp đang trực tiếp kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee .v.v.v
- 20% quảng cáo tại Việt Nam đang được chi cho các kênh tiếp thị số (Digital Marketing) gồm Facebook, Google, Tiktok .v.v.v
- 60% doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm kế toán, trong đó 200.000 doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm Misa.
- Trên 200.000 doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm hóa đơn điện tử
- Hầu hết doanh nghiệp trang bị chữ ký số
Đây được xem là chuyển đổi số ở mức độ 2 gần đạt mức độ 3. Rất ít Doanh nghiệp có thể đạt mức độ cao hơn trong việc số hóa.