Cơ sơ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Luật Đầu tư 2020;
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư
Phân biệt vốn điều lệ và vốn đầu tư
Nội dung | Vốn điều lệ | Vốn đầu tư |
Giống nhau | Đều là tổng tài sản hoặc tiền mặt mà chủ đầu tư sử dụng vào hoạt động kinh doanh, đầu tư nhằm thực hiện kế hoạch kinh doanh và thu về nguồn lợi nhuận. | |
Khác nhau | ||
Khái niệm | Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
(khoản 34 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020). |
Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
(khoản 23 Điều 3 Luật đầu tư 2020). |
Hình thức thể hiện số vốn | Ghi cụ thể vào bản điều lệ của công ty và thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh | Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; quyết định trủ trương đầu tư. |
Thời hạn góp vốn | Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản | – Thời hạn góp vốn được ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với từng dự án đầu tư cụ thể.
– Đối với dự án thành lập mới: Thời hạn góp vốn bằng thời hạn góp vốn điều lệ, tức là 90 ngày để từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức thực hiện dự án. |
Cơ sở xác định | Từ các thành viên công ty, có thể góp vốn trực tiếp hoặc mua/sở hữu cổ phần hay cổ phiếu của công ty. | Từ vốn nhà đầu tư đã góp, huy động và lợi nhuận để lại để tái đầu tư trong quá trình thực hiện dự án. Nhà đầu tư tự xác định giá trị vốn đầu tư thực hiện của dự án đầu tư sau khi dự án được đưa vào khai thác, vận hành. |
Đăng ký vốn | Theo quy mô và kế hoạch hoạt động kinh doanh của công ty | Được xác định trên cơ sở:
– Vốn góp của nhà đầu tư bằng tiền, máy móc, thiết bị, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng đất, tài sản khác theo pháp luật về dân sự, điều ước quốc tế về đầu tư; – Vốn huy động để thực hiện dự án đầu tư; – Lợi nhuận để lại của nhà đầu tư để tái đầu tư (nếu có). |
Từ bảng so sánh trên, hoàn toàn có thể khẳng định “vốn điều lệ của doanh nghiệp” và “vốn góp của nhà đầu tư” là hai khái niệm khác nhau, được quy định bởi hai văn bản pháp luật độc lập. Một dự án đầu tư có thể không gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, hoặc một tổ chức kinh tế có thể đồng thời thực hiện nhiều dự án kinh tế khác nhau.
Do đó, vốn điều lệ không nhất thiết phải tương đương với vốn đầu tư của Dự án, cụ thể doanh nghiệp không phải tăng vốn điều lệ khi thực hiện dự án. Doanh nghiệp thực hiện việc góp vốn là huy động nguồn vốn khác để thực hiện Dự án theo quy định tại quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong quá trình thực hiện dự án, doanh nghiệp phải có đủ năng lực thực hiện dự án theo mục tiêu, nội dung, quy mô, tiến độ và các điều kiện khác theo quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có).
Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ LegalTech.