Điều kiện để cấp giấy phép kinh doanh viễn thông là gì?
Dịch vụ viễn thông là một sản phẩm dịch vụ đặc thù, mang nhiều yếu tố đặc thù ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự xã hội, sự phát triển kinh tế – xã hội… Vì vậy, khi tiến hành hoạt động trong lĩnh vực này, công ty cần phải tuân thủ những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật như là phải có giấy phép.
1. Dịch vụ viễn thông là gì?
Dịch vụ viễn thông (Telecommunication services) là những dịch vụ được cung cấp bởi một công ty truyền thông cung cấp dịch vụ thoại và dữ liệu trên một khu vực rộng lớn. Hình thức phổ biến nhất của dịch vụ viễn thông là dịch vụ điện thoại, được thực hiện trên tiêu chuẩn hữu tuyến hoặc không dây. Các dịch vụ khác có thể bao gồm Internet, truyền hình và mạng cho các doanh nghiệp và gia đình. Các dịch vụ này có thể không có sẵn ở tất cả các khu vực hoặc từ tất cả các công ty. Các điểm định giá cho các dịch vụ khác nhau rất khác nhau và có thể khác nhau đối với nhà ở và doanh nghiệp.
Theo khoản 7 Điều 3 Luật Viễn thông 2009 thì:
Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng.
2. Kinh doanh viễn thông là gì?
a. Khái niệm
Dựa vào quy định trên thì kinh doanh dịch vụ viễn thông có thể hiểu là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ hoặc thiết lập, cài đặt mạng viễn thông.
b. Hình thức kinh doanh viễn thông
Theo khoản 1 Điều 23 Luật Viễn thông 2009 thì “Kinh doanh viễn thông bao gồm kinh doanh dịch vụ viễn thông và kinh doanh hàng hoá viễn thông”.
- Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông công cộng, cung cấp dịch vụ viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
-
Kinh doanh hàng hoá viễn thông là hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, cho thuê phần mềm và vật tư, thiết bị viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
3. Giấy phép kinh doanh viễn thông
a. Giấy phép kinh doanh viễn thông là gì?
Giấy phép kinh doanh viễn thông là loại giấy tờ cho phép doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông.
Theo khoản 1 Điều 34 Luật Viễn thông 2009 thì giấy phép viễn thông bao gồm:
Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
- Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng;
- Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.
Giấy phép nghiệp vụ viễn thông
- Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển, có thời hạn không quá 25 năm được cấp cho tổ chức lắp đặt cáp viễn thông trên biển cập bờ hoặc đi qua vùng nội thủy, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam;
- Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng, có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho tổ chức thiết lập mạng dùng riêng;
- Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, có thời hạn không quá 01 năm được cấp cho tổ chức thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông.
b. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh viễn thông đối với doanh nghiệp
Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
Khoản 1 Điều 36 Luật Viễn thông 2009 quy định về các điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông cho doanh nghiệp cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông;
+ Có đủ khả năng tài chính, tổ chức bộ máy và nhân lực phù hợp với quy mô của dự án;
+ Có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh khả thi phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, các quy định về tài nguyên viễn thông, kết nối, giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông;
+ Có biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.
Điều kiện cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông
Doanh nghiệp được cấp Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng khi có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Viễn thông 2009, cụ thể như sau:
+ Đáp ứng các điều kiện quy định được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông;
+ Vốn pháp định và mức cam kết đầu tư theo quy định của Chính phủ từ Điều 19 đến Điều 21 Nghị định 25/2011/NĐ-CP.
c. Các trường hợp doanh nghiệp được miễn giáy phép viễn thông trong
Theo Điều 40 Luật Viễn thông 2009 thì các trường hợp sau doanh nghiệp sẽ được miễn thủ giấy phép viễn thông:
- Kinh doanh hàng hóa viễn thông;
- Cung cấp dịch vụ viễn thông dưới hình thức đại lý dịch vụ viễn thông;
- Thuê đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông;
- Mạng viễn thông dùng riêng, trừ các trường hợp sau:
- Mạng viễn thông dùng riêng có đường truyền dẫn hữu tuyến do tổ chức xây dựng;
- Mạng viễn thông dùng riêng mà thành viên của mạng là tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có cùng mục đích, tính chất hoạt động và được liên kết với nhau bằng điều lệ tổ chức và hoạt động hoặc hình thức khác;
- Mạng viễn thông vô tuyến dùng riêng cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc ưu đãi, miễn trừ lãnh sự;
- Các mạng viễn thông dùng riêng khác.
Trên đây là những thông tin liên quan đến giấy phép kinh doanh viễn thông. Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ thông tin sau.