1) Khái niệm
Theo Điều 88 Luật doanh nghiệp 2020 thì
Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước quản lý bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật doanh nghiẹp 2020.
Trường hợp 1: Doanh nghiệp do Nhà nước năm giữ 100% vốn cổ phần gồm có:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp có thành viên là Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, bao gồm:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
2) Cơ cấu tổ chức quản lý.
Có hai loại mô hình tổ chức quản lý:
– Loại 1: Doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sỡ hữu nhà nước, chịu trách nhiệm trước nhà nước
– Loại 2: Doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị: giám đốc doanh nghiệpđược nhà nước bổ nhiệm hoặc thuê để điều hành hoạt động của doanh nghiệp.
3) Hội đồng thành viên
Theo Điều 91 và 92 Luật doanh nghiệp 2020.
– Hội đồng thành viên bao gồm: Chủ tịch và các thành viên khác, số lượng không qua 07 ngày. Thành viên Hội đồng thành viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật.
– Nhiệm kỳ: Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên không quá 05 năm. Thành viên Hội đồng thành viên có thể được bổ nhiệm lại. Một cá nhân được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên không qua 02 nhiệm kỳ tại một công ty, trừ trường hợp đã có trên 15 năm làm việc liên tục tại công ty đó trước khi được bổ nhiệm lần đầu.
– Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên:
a) Quyết định các nội dung theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
b) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc;
c) Quyết định kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm, chủ trương phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của công ty;
d) Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ và quyết định thành lập đơn vị kiểm toán nội bộ của công ty;
4) Điều kiện thành lập doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước phải thành lập và hoạt đồng theo pháp luật. Vì vậy, pảhi đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật về việc thành lập công ty.
Ngoài ra, khi xem xét, quyết định thành lập công ty nhà nước, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét trên các tiêu chí, điều kiện sau:
· Đề án thành lập doanh nghiệp nhà nước
· Mức vốn điều lệ
· Dự thảo điều lệ doanh nghiệp nhà nước
· Có xác nhận đồng ý của cơ quan nhà nước
Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ LegalTech.