Hoạt động nhượng quyền thương mại ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam khi các doanh nghiệp muốn mở rộng thương hiệu của mình đến gần hơn với người tiêu dùng. Minh chứng là hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng như Mc’Donald, PizzaHut, FamilyMart, Trung Nguyên Ecoffee,… ngày càng phổ biến và xuất hiện ở khắp mọi nơi. Vậy, nhượng quyền thương mại là gì, điều kiện để có thể tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại như thế nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Căn cứ pháp lý:
3. Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại;
1. Nhượng quyền thương mại là gì ?
Nhượng quyền thương mại (Franchising) là hoạt động thương mại được quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005. Trong đó, bên nhượng quyền cho phép bên nhận nhượng quyền mua bán hàng hóa, kinh doanh dịch vụ dựa trên thương hiệu có sẵn của mình. Bên nhận nhượng quyền sẽ khai thác nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo mà bên nhượng quyền cung cấp.
Để bảo vệ danh tiếng, thương hiệu mà mình đã xây dựng, bên nhượng quyền có quyền kiểm soát cũng như hỗ trợ bên nhận nhượng quyền vận hành hoạt động kinh doanh. Phí nhượng quyền không bắt buộc trong nhượng quyền thương mại và mục đích nhượng quyền cũng tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên.
Vậy giữa nhượng quyền thương mại và ủy quyền khác nhau điểm nào ?
Nhượng quyền thương mại | Uỷ quyền |
– Nhượng quyền là hoạt động nhân danh chính bản thân mình sử dụng nhãn hiệu được bên thứ ba cho phép. Mọi quyết định đều thuộc thẩm quyền của bản thân;
– Các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam phải thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền; – Do Luật Thương mại điều chỉnh. |
– Uỷ quyền là hoạt động nhân danh người khác để thực hiện những công việc đã được ủy quyền;
– Do Bộ luật dân sự điều chỉnh. |
2. Điều kiện để nhượng quyền thương mại
Theo quy định tại Điều 8, 9 Nghị định 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Công thương; Điều 5, 6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, điều kiện để các bên được tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại là:
Bên nhượng quyền là thương nhân có hệ thống kinh doanh hoạt động ít nhất 1 năm. Nếu nhận nhượng quyền từ nước ngoài thì phải kinh doanh ít nhất 1 năm trước khi cấp lại quyền cho bên nhận quyền thứ cấp.
Bên nhận nhượng quyền là thương nhân có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
Vậy, để thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền phải đảm bảo các điều kiện nêu trên. Trong đó, thương nhân trong trường hợp này là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Tổ chức kinh tế bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên là tất cả các cá nhân hàng ngày có hoạt động buôn bán, cung ứng dịch vụ, các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi nhưng không thuộc trường hợp phải có đăng ký kinh doanh hoặc không được gọi là thương nhân theo Luật Thương mại. Các hoạt động thương mại này được liệt kê cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
3. Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 17 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại; khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số nghị định của chính phủ quy định chi tiết luật thương mại quy định các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền gồm:
– Nhượng quyền trong nước;
– Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.
Từ quy định này có thể suy ra rằng, khi các thương nhân thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam phải tiến hành đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
Theo quy định tại khoản 2 Mục II Thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 04/2016/TT-BCT, bộ hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại được nộp đến Bộ Công thương gồm các tài liệu sau đây:
1. Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (Mẫu MĐ-1 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM)
2. Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại (Mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM)
3. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam;
4. Bản sao văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
5. Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;
6. Giấy ủy quyền cho người đi nộp đơn.
Lưu ý: Các cá nhân, tổ chức khi nộp hồ sơ có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức của bản sao được đề cập tại mục 3, 4 là bản sao từ bản gốc, bản sao có công chứng hoặc bản sao xuất trình kèm bản gốc để đối chiếu.
4. Thỏa thuận nhượng quyền thương mại
Căn cứ quy định tại Điều 285 Luật Thương mại 2005, hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 8 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp bản sao hợp đồng nhượng quyền mẫu và bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại cho bên nhận nhượng quyền ít nhất 15 ngày trước khi ký kết hợp đồng nếu không có thỏa thuận khác. Từ hai quy định trên có thể thấy rằng, tuy có quy định về hình thức hợp đồng khác văn bản nhưng rõ ràng hợp đồng nhượng quyền phải được ký kết bằng văn bản mới phù hợp với quy định của pháp luật về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng. Vì vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên khi thực hiện hợp đồng và tránh những tranh chấp về sau, khi thực hiện nhượng quyền thương mại, các bên nên ký kết hợp đồng bằng văn bản.
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, hợp đồng nhượng quyền gồm các nội dung sau:
1. Nội dung của quyền thương mại.
2. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
3. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
4. Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
5. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
6. Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Các bên trong hợp đồng thỏa thuận về thời hạn hợp đồng, thỏa thuận mức thù lao phải trả và điều khoản về nội dung chuyển nhượng. Nếu chuyển nhượng thương mại có liên quan đến chuyển giao quyền sử dụng của đối tượng sở hữu công nghiệp thì phải được đề cập trong hợp đồng. Ngoài ra, các bên trong hợp đồng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bên còn lại vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc theo quy định pháp luật.
5. Chuyển giao quyền sử dụng đối với đối tượng sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019, đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019 (quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng, chỉ dẫn địa lý) thì hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên.
Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối với đối tượng sở hữu công nghiệp gồm:
1. Tờ khai đăng ký theo mẫu (02 bản – Mẫu 02-HĐSD quy định tại Phụ lục D của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp);
2. Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng chuyển quyền sử dụng (02 bản);
3. Bản gốc văn bằng bảo hộ đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;
4. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung;
5. Chứng từ nộp phí, lệ phí;
6. Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện).
Bộ hồ sơ được nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ hoặc các Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ theo hình thức trực tiếp hoặc thông qua bưu điện.
Trên đây là những thông tin liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ: