QUY ĐỊNH MỚI VỀ VIỆC GIAO DỊCH CÓ GIÁ TRỊ LỚN TỪ 300 TRIỆU ĐỒNG TRỞ LÊN PHẢI BÁO CÁO CHO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Theo thông tin từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho biết, ngày 15/11/2022, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền số 14/2022/QH15 (sau đây gọi là Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/03/2022, gồm 4 chương 66 Điều với nhiều quy định mới được sửa đổi, bổ sung thay thế cho Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 25 Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 quy định về mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo[1] phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.
Do đó, Thủ tướng Chính phủ xây dựng Quyết định nhằm hướng dẫn chi tiết mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống rửa tiền. Bên cạnh đó, Quyết định này phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện trên cơ sở bảo đảm sự độc lập, tự chủ về kinh tế cũng như bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn tài chính quốc gia.
Cụ thể, theo Điều 3 Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg mức giá trị giao dịch phải báo cáo quy định tại dự thảo được giữ nguyên là 300 triệu đồng. Đối tượng áp dụng là Tổ chức tài chính; Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính và Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan được quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022. Tức là khi một khách hàng thực hiện giao dịch bằng tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt một hoặc nhiều lần trong một ngày, có tổng giá trị từ 300 triệu đồng trở lên thì đối tượng áp dụng có trách nhiệm báo cáo cho Ngân hàng nhà nước.
Về việc giữ nguyên mức giá trị này, Ngân hàng nhà nước đã đưa ra những lý do như sau:
Căn cứ vào quá trình triển khai Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg thời gian qua và điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam, việc giữ nguyên mức giá trị 300 triệu như quy định trước đó là phù hợp.
Mặt khác, theo khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) thì ngưỡng giá trị giao dịch phải báo cáo là 15.000 USD (tương đương 375 triệu đồng) cao hơn mức quy định tại dự thảo Quyết định. Tuy nhiên, nếu tăng mức giao dịch phải báo cáo lên 400 triệu đồng thì sẽ cao hơn ngưỡng của giá trị giao dịch phải báo cáo của FATF.
Vì vậy, Ngân hàng nhà nước đã kiến nghị giữ nguyên mức giá trị 300 triệu như quy định tại Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg để phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu khuyến nghị của FATF.
English below:
NEW REGULATIONS ON TRANSACTIONS WITH LARGE VALUE OF 300 MILLION VND AND MORE MUST BE REPORTED TO THE STATE BANK
According to information from the State Bank of Vietnam, on November 15, 2022, at the 4th Session, the XV National Assembly passed the Law on Prevention of money laundering No. 14/2022/QH15 (hereinafter referred to as the Law on Prevention of money laundering 2022); effective from March 1, 2022, including 4 chapters and 66 Articles, with many new regulations amended and supplemented to replace the Law on Prevention of money laundering 2012.
According to Clause 2, Article 25 of the Law on Prevention of money laundering 2022, the amount of transactions money must be reported[2] by socio-economic conditions in each period.
Therefore, the Prime Minister formulated a Decision to guide in detail the level of large-value transactions to be reported, contributing to improving efficiency in the fight against money laundering. In addition, this Decision is by the requirements and international standards on money laundering prevention and combat that Vietnam is obliged to implement based on ensuring economic independence and self-reliance as well as ensuring monetary security, and national financial safety.
Specifically, according to Article 3 of Decision No. 20/2013/QD-TTg, the reported transaction value specified in the draft will remain at 300 million VND. Subjects of application are financial institutions; Organizations and individuals doing business in non-financial industries and other related agencies, organizations and individuals are specified in the Law on Prevention of money laundering 2022. That is when a customer makes a transaction in money cash or foreign currency cash one or more times in a day, with a total value of 300 million VND or more, the applicable subjects are responsible for reporting to the State Bank.
Regarding maintaining this value, the State Bank gave the following reasons:
– Based on the implementation of Decision No. 20/2013/QD-TTg over the past time and Vietnam’s socio-economic development conditions, it is appropriate to keep the value of 300 million VND as the previous regulation.
– On the other hand, according to the Financial Task Force on Money Laundering (FATF) recommendation, the threshold of reported transaction value is 15,000 USD (equivalent to 375 million VND) higher than the level specified in the draft Decision. However, if the transaction amount to be reported is increased to VND 400 million, it will be higher than the threshold of the value of the transaction to be reported by FATF.
Therefore, the State Bank has proposed to keep the value of 300 million VND as prescribed in Decision No. 20/2013/QD-TTg to suit the actual situation of Vietnam and meet the requirements of the FATF.
[1] Xem thêm: “Giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là giao dịch bằng tiền mặt, bằng vàng hoặc ngoại tệ tiền mặt được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một ngày, có tổng giá trị bằng hoặc vượt mức do Thủ tướng Chính phủ quy định.” (Khoản 7 Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền 2012 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4 Điều 3 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022)
[2] See also: “Transactions of a large value that must be reported are transactions in cash, in cash or in foreign currencies made one or more times in a day, with a total value equal to or exceeding the limit set by the Prime Minister. government regulations.” (Clause 7 Article 4 of Law on Prevention of money laundering 2012 is amended and supplemented in Clause 4, Article 3 of Law on Prevention of money laundering 2022)