1. Điều chuyển lao động là gì?
Điều chuyển lao động là việc luân chuyển lao động từ vị trí hiện tại đang làm sang vị trí khác trái với vị trị thoả thuận trong hợp đồng lao động được ký kết ban đầu.
Việc điều chuyển lao động có nhiều trường hợp có thể do người sử dụng lao động hoặc do người lao động. Nhưng hầu hết việc luân chuyển lao động xuất phát từ người sử dụng lao động. Việc điều chuyển sẽ gặp nhiều bất cập cho người lao động như thay đổi môi trường làm việc, lương thưởng bị thay đổi và nhiều vấn đề khác. Để tránh tình trạng này xảy ra Bộ Luật lao động 2019 đã có những điều khoản để bảo vệ người lao động
2. Trường hợp được phép điều chuyển lao động.
Điều chuyển người lao động do những trường hợp bất khả kháng như:
- Thiên tai.
- Hoả hoạn.
- Dịch bệnh nguy hiểm.
- Áp dụng biện pháp ngăn ngừa.
- Khắc phục tai nạn lao động.
- Bệnh nghề nghiệp
- Sự cố điện nước.
- Do nhu cầu, sản xuất kinh doanh (Không được quá 60 ngày, nếu quá 60 ngày phải chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản)
3. Tiền lương khi điều chuyển lao động.
Theo Khoản 3 Điều 29 Bộ Luật lao động quy định:
- Người lao động chuyển sang làm công vệc khác so với hợp đồng lao động thì được trả lương theo công việc mới. Nhưng tiền lương công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì người lao động được giữ nguyên tiền lương trong 30 ngày làm việc.
- Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương công việc cũ nhưng không thấy hơn mức lương tối thiểu.
4. Thời gian điều chuyển lao động.
- Được thông báo trước 03 ngày làm việc, thông báo này phải làm rõ thời hạn tạm thời và bố trí công việc phù hợp sức khoẻ người lao động.
- Nếu việc điều chuyển lao động có thời hạn hơn 60 ngày thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người lao động.
- Nếu hết thời hạn điều chỉnh mà doanh nghiệp muốn người lao động làm luôn tại vị trí mới thì doanh nghiệp phải có sự đồng ý cuả người lao động. Trong trường hợp người lao động đồng ý thì hai bên thoả thuận lại bổ sung điều khoản trong hợp đồng lao động cũ hoặc ký kết hợp đồng lao động mới.
- Nếu hết thời hạn điều chuyển mà doanh nghiệp muốn người lao động làm luôn tại vị trí mới nhưng người lao động không đồng ý thì người lao động sẽ được tiếp tục làm công việc cũ như đã ký kết ban đầu trong hợp đồng lao động.
5. Xử phạt khi điều chuyển lao động trái quy định và biện pháp khắc phục hậu quả.
Phạt tiền từ 1.000.000 – 3.000.000 trong các trường hợp điều chuyển lao động sau:
- Không thông báo cho người lao động trước 03 ngày làm việc.
- Không thông báo hoặc thông báo không rõ ràng thời hạn điều chuyển lao động.
- Bố trí công việc không phù hợp với giới tính, sức khoẻ của người lao động.
Phạt tiền từ 3.000.000 – 7.000.000 trong các trường hợp sau:
- Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm đã thoả thuận ban đầu đã thoả thuận trong hợp đồng (Trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật lao động 2019)
- Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không đúng lý do; thời hạn hoặc không có sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm việc ở địa điểm đã thoả thuận ban đầu trong thoả thuận hợp đồng lao động trong trường hợp điều chuyển người lao động đến địa điểm khác.
- Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm công việc đúng với hợp đồng kao động đã ký kết ban đầu trong trường hợp điều chuyển người lao động làm công việc khác.
Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ LegalTech.