DOANH NGHỆP TỰ Ý TẠM NGƯNG KINH DOANH

Khi đại dịch Covid 19 diễn ra gây ra rất nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về lao động, mặt bằng hay nguồn hàng dẫn đến việc phải “Tạm ngưng kinh doanh”. Nhiều doanh nghiệp tự ý tạm ngưng kinh doanh không thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh hay cơ quan có thẩm quyền.

1.Tạm ngưng kinh doanh là gì?

Theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì tạm ngưng kinh doanh:

  • Là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

2. Hồ sơ tạm ngưng kinh doanh.

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)

– 1 Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty về việc tạm ngừng kinh doanh

– 1 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH 1 thành viên

– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)

– 1 Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc tạm ngừng kinh doanh công ty

– 1 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty Cổ phần

– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)

– 1 Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty về việc tạm ngừng kinh doanh;

– 1 Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty hợp danh

– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)

– 1 Quyết định và bản sao biên bản họp của các thành vien hợp danh

– 1 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)

3.Thời gian tạm ngưng kinh doanh.

Theo khoản 1 điều 206 Luật doanh nghiệp 2020

Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

4.Các mức xử phạt khi vi phạm về tạm ngưng kinh doanh.

Khi doanh nghiệp tự ý tạm ngưng kinh doanh mà không làm các thủ tục thông báo với các cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ bị xử phạt.

  • Xử phạt về hành chính:

Theo Điều 42 Nghị định 50/2016 thì:      

 1.Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký.

2.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

b) Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gửi thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.

  • Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Theo điểm c khoản 1 điều 212 Luật doanh nghiệp 2020, thì doanh nghiệp tạm ngưng kinh doanh 1 năm mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan Thuế thì bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Để tránh trường hợp bị phạt hành chính hay thu hồi Giấy đăng ký doanh nghiệp các doanh nghiệp nên tìm hiểu rõ các quy định, thời gian và thủ tục nộp hồ sơ trước khi tạm ngưng kinh doanh.

Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ LegalTech.