NHÀ Ở XÃ HỘI LÀ GÌ? NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ NHÀ Ở XÃ HỘI TRONG CƠN BÃO ĐẦU TƯ NHÀ Ở XÃ HỘI NĂM 2022

Nhà ở xã hội

Hơn 4 tháng đầu năm 2022, cuộc đua xây dựng nhà ở xã hội bắt đầu nóng trở lại khi hàng loạt chủ đầu tư lớn trong ngành bất động sản đang lên kế hoạch xây dựng, khởi công trên khắp cả nước. Như chủ đầu tư lớn mà ai cũng biết là Vinhome sẽ bắt đầu kế hoạch hoàn thành 500.000 căn hộ, nhà ở xã hội trong vòng 5 năm tới theo Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam, hay tập đoàn Novaland sẽ bắt đầu xây dựng 200.000 căn hộ, nhà ở xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam và nhiều nhà đầu tư khác cũng đang bắt đầu đầu triển khai kế hoạch xây dựng nhà ở xã hội. Điều đó cho thấy cơn sốt nhà ở xã hội hiện nay đang rất “nóng”. Đứng trước cơ hội có được căn hộ, nhà ở xã hội với mức giá hợp lý thì người dân cần nắm rõ các kiến thức để có thể mua được nhà ở xã hội và tránh một số rủi ro không mong muốn.

Vậy, nhà ở xã hội là gì? Nhà ở xã hội khác gì với nhà ở thương mại? Đối tượng nào có quyền mua nhà ở xã hội?

Nhà ở xã hội
Các thông tin cần biết để có thể sở hữu nhà ở xã hội

1. Nhà ở xã hội là gì?

Theo khoản 7 Điều 1 Luật Nhà ở 2014 thì nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.

Vậy, không phải đối tượng nào cũng là đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ mua nhà ở xã hội mà chỉ những đối tượng nhất định theo quy định của pháp luật mới có thể mua được nhà ở xã hội.

2. Nhà ở xã hội khác gì với nhà ở thương mại?

Nhà ở xã hội Nhà ở thương mại
CSPL Khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 Khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở 2014
Khái niệm Là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở 2014 Là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.
Đối tượng Theo Điều 49 Luật Nhà ở 2014, các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 51 Luật Nhà ở thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:

1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;

3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;

4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 Luật Nhà ở 2014;

9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;

10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Tất cả công dân đều có thể mua nhà ở thương mại kể cả người nước ngoài. 

Với đối tượng mua nhà là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì cần phải đáp ứng các quy định trong Điều 160 Luật Nhà ở 2014.

Chính sách hỗ trợ/vay vốn Lãi suất cho vay sẽ được giới hạn ở mức nhất định tùy vào chính sách của nhà nước, Ngân hàng theo từng năm Người mua nhà ở thương mại không hạn chế các ngân hàng tài trợ, chỉ cần đáp ứng được các điều kiện vay vốn.

3. Ai được mua nhà ở xã hội?

Theo quy định tại Luật Nhà ở 2014, để được mua nhà ở xã hội thì phải thỏa mãn 02 điệu kiện:

(1) Điều kiện cần

Thuộc 01 trong 10 đối tượng được liệt kê ở mục 2.

(2) Điều điện đủ

Các đối tượng được mua nhà ở xã hội cần đáp ứng các điều kiện như sau:

– Điều kiện về nhà ở:

Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng tích diện nhà ở bình quân đầu người trong HGĐ thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.

– Điều kiện về cư trú:

+ Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội;

+ Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội.

 Điều kiện về thu nhập:

Phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên đối với các đối tượng sau:

+ Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

+ NLĐ đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Lưu ý: Không yêu cầu đáp ứng điều kiện về thu nhập bao gồm các đối tượng sau:

+ Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

+ Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ mà không thuộc diện bị thu hồi nhà ở do có hành vi vi phạm quy định của pháp luật và chưa có nhà ở tại nơi sinh sống sau khi trả lại nhà công vụ;

+ HGĐ, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Trên đây là các kiến thức cần biết để có thể sở hữu nhà ở xã hội trong cơn bảo đầu tư nhà ở xã hội sắp tới đã được triển khai bởi các chủ đầu tư lớn. Nếu có thắc mắc gì thì hãy liên hệ với chúng tôi bằng các thông tin dưới đây để có thể được tư vấn thêm về điều kiện, thủ tục mua nhà ở xã hội và các vấn đề khác.

 

LegalTech - Luôn vì bạn

Liên hệ – LegalTech

Phone: 0936 554 127

Email: info@legaltech.vn