Hiện nay, kinh tế ngày càng phát triển nhưng kéo theo đó là các vấn đề của xã hội và môi trường ngày càng tăng cao phát sinh ra nhiều vấn đề như : ô nhiễm nguồn nước, xử lý rác thải, tình trạng thất nghiệp, …. Các doanh nghiệp xã hội ngày được tạo điều kiện phát triển và quan tâm vì giải quyết được vấn đề xã hội , giúp xã hội và kinh tế ngày càng phát triển hơn vì giảm bớt các vấn đề xã hội
1. Hình thức hoạt động của “Doanh nghiệp xã hội”
Hình thức hoạt động của doanh nghiệp xã hội chưa có phân loại chính thức theo quy định pháp luật nhưng thông thường doanh nghiệp xã hội sẽ được chia ra làm ba nhóm chính:
- Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận là hình thức doanh nghiệp hoạt động dưới các mô hình như: trung tâm, câu lạc bộ, tổ chức, nhóm tình nguyện,…
- Doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận là doanh nghiệp hoạt động vẫn có lợi nhuận nhưng không bị phụ thuộc vào lợi nhuận mà vẫn có mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội.
- Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận là các doanh nghiệp được thành lập với mục tiêu phát triển xã hội. Doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp này thường được sử dụng tái đầu tư hoặc thực hiện các dự án công tác xã hội của doanh nghiệp.
2. Hồ sơ chuyển đổi sang “Doanh nghiệp xã hội”
Doanh nghiệp muốn chuyển đổi sang Doanh nghiệp xã hội cần các hồ sơ sau:
- Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do người đại điện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.
- Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên đố với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thông qua nội dung Cam kết.
- Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đố với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thông qua nội dung Cam kết.
- Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của người được uỷ quyền nộp hồ sơ.
3. Thời hạn và nơi nộp hồ sơ chuyển đổi sang “Doanh nghiệp xã hội”
3. Thời hạn và nơi nộp hồ sơ chuyển đổi sang ” Doanh nghiệp xã hội”
a) Thời hạn
- Thời hạn giải quyết hồ sơ đối với hình thức nộp trực tiếp và trực tuyến: 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
b) Nơi nộp hồ sơ
- Trực tiếp: Doanh nghiệp nộ hồ sơ đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đến Phòng Đăng Ký kinh doanh nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Trực tuyến: Người nộp hồ sơ sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)
4. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp
- Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;
- Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp;
- Duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện quy định theo điểm b và c Điều 10 Luật Doanh Nghiệp 2020 trong suốt quá trình hoạt động;
- Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;
- Trong trường hợp doanh nghiệp nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền hoạt động của doanh nghiệp.
Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ LegalTech.