THÀNH LẬP HỘI, HIỆP HỘI Ở VIỆT NAM
I. Tư cách chủ thể của Hội.
Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/04/2010 quy định về việc tổ chức, hoạt động, quản lý, thành lập hội. Theo đó:
- Hội được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Hội có các tên gọi khác nhau: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hội).
- Tên của hội được viết bằng tiếng Việt, có thể được phiên âm, dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài; tên, biểu tượng của hội không được trùng lặp, gây nhầm lẫn với tên của hội khác đã được thành lập hợp pháp; không vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc.
- Hội có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản và có thể có biểu tượng riêng. Trụ sở chính của hội đặt tại Việt Nam.
II. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hội:
Tổ chức, hoạt động của hội được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
- Tự nguyện; tự quản;
- Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch;
- Tự bảo đảm kinh phí hoạt động;
- Không vì mục đích lợi nhuận;
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ hội.
III. Điều kiện thành lập Hội
- Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.
- Có điều lệ;
- Nội dung chính của Điều lệ hội:
-
- Tên gọi của hội.
- Tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của hội.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của hội.
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hội.
- Thể thức vào hội, ra hội, thẩm quyền kết nạp, khai trừ hội viên.
- Tiêu chuẩn hội viên.
- Quyền, nghĩa vụ của hội viên.
- Cơ cấu, tổ chức, thể thức bầu và miễn nhiệm; nhiệm vụ, quyền hạn của ban lãnh đạo, ban kiểm tra, các chức vụ lãnh đạo khác của hội; nguyên tắc, hình thức biểu quyết.
- Tài sản, tài chính và phương thức quản lý tài sản, tài chính của hội.
- Điều kiện giải thể và thanh quyết toán tài sản, tài chính.
- Khen thưởng, kỷ luật; khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong nội bộ hội.
- Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ.
- Hiệu lực thi hành.
- Có trụ sở;
- Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội.
Lưu ý: Đối với Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh;
IV. Thủ tục thành lập Hội
(áp dụng trong TH Hội hoạt động trên phạm vi cả nước)
Quy trình thực hiện như sau:
Các bước thực hiện | Thời gian |
Bước 1: Thành lập ban vận động thành lập hội. | |
Bước 2: Đề nghị công nhận ban vận động. | 30 ngày làm việc
Cơ quan tiếp nhận: Bộ quản lý chuyên ngành Hội dự kiến hoạt động |
Bước 3: Vận động công dân, tổ chức tham gia hội. | |
Bước 4: Ban vận động chuẩn bị hồ sơ thành lập hội nộp tại Sở/ Bộ nội vụ xin cho phép thành lập hội. | 30 ngày làm việc
Cơ quan tiếp nhận: Bộ Nội vụ |
Bước 5: Tổ chức đại hội .
Nội dung chủ yếu trong đại hội 1. Công bố quyết định cho phép thành lập hội. 2. Thảo luận và biểu quyết điều lệ. 3. Bầu ban lãnh đạo và ban kiểm tra. 4. Thông qua chương trình hoạt động của hội. 5. Thông qua nghị quyết đại hội. |
Trong vòng 90 ngày, kể từ ngày quyết định cho phép thành lập hội |
Bước 6: Báo cáo kết quả đại hội đến cơ quan quyết định cho phép thành lập Hội. | Cơ quan tiếp nhận: Bộ Nội vụ |
Bước 7: Nhận kết quả phê duyệt điều lệ Hội của cơ quan quyết định cho phép thành lập Hội | 30 ngày làm việc |
Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ.